7 lý do bạn nên đầu tư vào Việt Nam ngay bây giờ

October 17 2024 2:54 AM

Việt Nam hiện đang là thị trường lớn thứ ba Đông Nam Á. Chỉ trong vài thập kỷ, quốc gia này nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với hiệu quả kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức tăng 4,8% vào giai đoạn cuối năm.
Ngoài tiềm năng tăng trưởng kinh tế sẵn có, thông qua bài viết này, hãy cùng Homebase điểm qua 7 lý do hàng đầu mà các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư lý tưởng.

Việt Nam - Lựa chọn đầu tư bền vững

Với mục tiêu trung hòa lượng khí thải carbon vào năm 2050, Việt Nam đang là một trong những quốc gia đầu tiên bắt tay thực hiện việc chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Việt Nam hiện đang có công suất điện mặt trời được lắp đặt rộng rãi nhất trong khu vực Đông Nam Á và là một trong mười quốc gia trên thế giới xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhất vào năm 2020. Tương lai bền vững hứa hẹn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm sắp tới.

Cho đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu gia tăng công suất năng lượng gió và mặt trời lên gấp 3 lần và đạt mức 31 đến 38 GW. Việc này đòi hỏi một nguồn đầu tư vô cùng to lớn, góp phần mở ra vô vàn cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế.

Lực lượng lao động trẻ với chi phí nhân công thấp

Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất trong khu vực châu Á, với xấp xỉ 100 triệu dân. Mặc dù nghiên cứu cho thấy dân số thế giới đang có xu hướng già hóa trong những năm gần đây, người dân Việt Nam vẫn tương đối trẻ, với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 32,5 tính vào năm 2020. Hằng năm, có khoảng 1 triệu nhân công mới gia nhập lực lượng lao động, góp phần làm giàu đội ngũ nhân lực cho nền kinh tế quốc gia.

Hơn nữa, lương tối thiểu cao nhất ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên ở mức thấp vào năm 2021 với chỉ vỏn vẹn 4.420.000 đồng/tháng (tương đương 190 USD/tháng). Có thể nói, một lực lượng lao động trẻ với chi phí nhân công rẻ sẽ đóng vai trò là chất xúc tác trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả đất nước.

Chính sách và luật đầu tư ưu ái doanh nghiệp nước ngoài

Chính sách hỗ trợ mức thuế suất ưu đãi (thuế suất thấp) và chính sách miễn, giảm thuế có thời hạn là hai hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính tại Việt Nam. Các công ty cũng có thể hưởng lợi từ các chương trình ưu đãi thuế quan và các quy định miễn trừ tiền thuê đất, giúp cắt giảm chi phí một cách đáng kể.

Chính sách hỗ trợ thuế suất ưu đãi

Các công ty có thể chọn nộp thuế TNDN ở mức thấp hơn so với 20% mức thuế thông thường. Có ba mức ưu đãi: 10%, 15% và 17%. Tùy thuộc vào một số điều kiện, các mức phí ưu đãi này có thể được áp dụng xuyên suốt một dự án hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra còn có một ngoại lệ đối với các doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Cụ thể là thuế suất ưu đãi có thể được bắt đầu tính trong năm đầu tiên tạo thu nhập.

Chính sách miễn, giảm thuế có thời hạn

Các công ty có cơ hội được miễn nộp thuế TNDN trong một khoảng thời gian nhất định, thường sẽ kéo dài 4 năm. Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể nhận được ưu đãi kỳ nghỉ thuế một phần (tiếng Anh: Tax Holiday), giúp họ chỉ phải trả một nửa số thuế khi đến hạn. Thời gian miễn nộp thuế thường sẽ bắt đầu từ năm đầu tiên tạo ra lợi nhuận hoặc từ năm thứ tư công ty có được thu nhập, tùy vào trường hợp nào diễn ra trước. Trong một số trường hợp nhất định, các công ty cũng có thể đủ điều kiện để được hưởng đồng thời chính sách hỗ trợ mức thuế suất ưu đãi và chính sách miễn, giảm thuế có thời hạn.

Vị trí địa lý thuận lợi

Là quốc gia nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam tọa lạc tại vị trí đắc địa, trở thành một điểm đến thương mại đầy tiềm năng. Hơn nữa, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc và một số tuyến đường vận chuyển lớn quốc tế, củng cố vị thế chiến lược cho thương mại và đầu tư vào Việt Nam.

Tương tự, các thành phố lớn của Việt Nam cũng sở hữu ưu thế vị trí vô cùng tốt với Hà Nội nằm ở phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh "trị vì" phía Nam. Điều này giúp giao thương trong và ngoài nước trở nên liền mạch. Ngoài hai thành phố này, Đà Nẵng tại khu vực miền Trung cũng đang tạo ra vô vàn cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Nhiều hiệp định thương mại mở ra cơ hội lợi nhuận dồi dào

Việt Nam đã ký kết một loạt các hiệp định thương mại, thúc đẩy số lượng và chất lượng của các hoạt động kinh doanh trong nước. Các hiệp định thương mại này cũng góp phần giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng thành lập công ty và hưởng lợi từ các khoản thuế thấp. Sau đây là một số hiệp định thương mại tiêu biểu:

Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU: Là hiệp định thương mại toàn diện nhất của EU với các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thỏa thuận thương mại EU-Việt Nam dự kiến sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99% các mặt hàng trao đổi giữa hai nước.

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN: Khu vực Mậu dịch tự do (AFTA) của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Hiệp định cho phép Việt Nam hội nhập kinh tế với các đối tác trong khu vực và quốc tế. Mục tiêu chính của AFTA bao gồm việc cải thiện khả năng cạnh tranh của ASEAN và giúp các quốc gia trở thành trung tâm sản xuất chủ chốt toàn cầu. Hiệp định cũng góp phần loại bỏ các rào cản thuế quan và các trở ngại kinh tế, giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cùng các quốc gia khu vực khác.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh: Theo Chính phủ Anh, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, 65% tổng số thuế quan đã được dỡ bỏ. Sau khoảng thời gian từ 6 đến 9 năm, việc cắt giảm thuế quan dự kiến sẽ tăng lên đến 99%. Thuế quan sẽ được cắt giảm theo một mức chung vào từng năm. Nhờ vậy, người mua hàng và các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ mức giá rẻ hơn đối với các mặt hàng may mặc, vải và giày dép.

Các hiệp định và liên kết thương mại liên quan khác bao gồm:

  • Thành viên của khối ASEAN
  • Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Mỹ
  • Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
  • Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản
  • Hiện định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc

Nền kinh tế - chính trị ổn định

Việt Nam là một quốc gia ổn định về mặt chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Hiện tại, mục tiêu chính của chính phủ là tăng trưởng kinh tế và duy trì cấu trúc nhà nước một đảng, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và trật tự xã hội. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia với thu nhập trung bình vào năm 2025, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được điều này, Việt nam sẽ cần nhiều thay đổi kinh tế lớn và mang tính lâu dài hơn.

Hơn nữa, trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch mạnh mẽ, với hàng triệu người thoát khỏi trình trạng đói nghèo. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đất nước này vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 2,9% cho năm 2020 ( tăng 7% so với năm 2019). Theo IMF, GDP của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức 341 tỷ USD, xếp thứ 38 trên toàn cầu và thứ 4 trong khối ASEAN, trở thành một điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên khắp thế giới.

Chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc

Khi Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất do các doanh nghiệp trên thế giới đang tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc vào quốc gia tỷ dân này. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng trở thành một nhu cầu cấp thiết để tận dụng tiềm năng của các thị trường đang phát triển như Việt Nam.

Tạm kết

Với những lý do kể trên, các nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư vào Việt Nam ngay hôm nay để chớp lấy cơ hội và khai thác tiềm năng thị trường tại đây. Với những lợi thế to lớn về chính trị - xã hội và kinh tế, chủ doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ lực lượng lao động năng động, dồi dào để thực hiện những dự án đầu tư đầu tiên của mình.

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mặc cho những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Với điều kiện thuận lợi kể trên, Homebase vẫn đang nỗ lực hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài mua bán bất động sản tại Việt Nam linh hoạt và toàn diện.

Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại (+84) 964 245 404 hoặc qua email  contact@gethomebase.com để bắt đầu hành trình sở hữu nhà ở ngay hôm nay!