Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

October 17 2024 2:54 AM

Sau bao nhiêu năm sinh sống ở tại nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn về Việt Nam sống và làm việc và có nhu cầu mua nhà đất tại Việt Nam. Vậy quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như thế nào? Điều kiện để được mua nhà đất như thế nào?  Mời bạn đọc bài viết sau.

1.   Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là:

Căn cứ vào khoản 3  Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008  (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 đối tượng:

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (Điều 17 Hiến pháp năm 2013)

- Người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. (Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008).

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà đất tại Việt Nam không?

Trả lời: 

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở Việt Nam.

Nếu bạn sinh ra ở Việt Nam, chưa làm thủ tục thôi quốc tịch, bạn vẫn là người Việt Nam, khi đó bạn vẫn có thể đứng tên trên bất động sản tại Việt Nam.

Nếu còn giấy tờ Việt nam (CMND, passport Việt Nam), bạn có thể làm thủ tục đổi qua căn cước công dân và thực hiện việc mua bán bất động sản bình thường

Nếu bạn không còn giữ CMND, passport Việt Nam, nhưng còn giấy tờ khác chứng minh bạn được sinh ra tại Việt Nam hoặc từng có quốc tịch Việt Nam, ví dụ khi khai sinh là quốc tịch Việt Nam, bạn có thể cân nhắc thực hiện thủ tục xác nhận quốc tịch Việt Nam, sau đó bạn sẽ có thể mua bán bất động sản tại Việt Nam bình thường như những người Việt Nam khác.  

Ngoài ra theo căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở năm 2014 thì Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2013.

“ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”

Ví dụ: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua chung cư, mua nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, Pháp luật Việt Nam chưa cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng đất nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Nói cách khác, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng sẽ bị áp dụng các quy định của người nước ngoài với các hạn chế số lượng căn hộ trong dự án, không được mua đất nền, nhà phố. Ví dụ: đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm hay đất ở không nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

3. Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Nếu không được công nhận là người Việt Nam, mà vẫn bị xác định là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” thì quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều sẽ bị hạn chế. Cụ thể:  

Căn cứ vào Điều 8 Luật nhà ở 2014 điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở thì Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

“ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Đọc thêm:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. Hãy điền thông tin đăng ký TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Homebase theo số (+84) 948 230 033 hoặc email: contact@gethomebase.com. Đội ngũ Homebase sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất.