4 điều cơ bản khi mua nhà đất cần lưu ý và kiểm tra trước khi mua

October 17 2024 2:54 AM

Trước khi thực hiện giao dịch mua nhà đất, bạn cần phải lưu ý 4 điều cơ bản sau để tránh các vấn đề khác nảy sinh. Mời bạn theo dõi bài viết.

1. Thông tin về sổ hồng

Đầu tiên, bạn cần phải hỏi người bán xem đất này có sổ hay chưa. Ngoài ra, trên thị trường hiện đã xuất hiện tình trạng lừa đảo bằng giao dịch sổ hồng giả. Người mua nhà đất không nên chỉ xem giấy tờ qua loa hoặc qua ảnh chụp, mà cần cầm trên tay, sờ, cảm nhận bề mặt các giấy tờ này cũng như lưu ý số serie, mã vạch... để tránh gặp phải đồ giả. Trong trường hợp không có đủ kiến thức hoặc không tự tin trong vấn đề này, bạn nên nhờ một chuyên gia pháp lý đến để hỗ trợ.

Sau khi xác thực sổ hồng là thật, bạn nên xem tiếp các thông tin về sổ như sổ cấp năm nào, còn trang đăng bộ hay không? Trang đăng bộ nằm ở trang số 4, nếu hết trang thì sẽ phải đổi sổ. Nếu là sổ cũ (cụ thể là sổ đỏ/ sổ trắng) chưa có tọa độ thì bạn cần phải đi đo vẽ lại và tốn khá nhiều thời gian. Nếu sổ sắp hết trang, bạn cần lưu ý khi mua xong nên đổi sổ luôn để khi bán sẽ thuận tiện và nhanh hơn.

Ngoài ra, nếu sổ bị rách nên mức thiếu thông tin hay bị nhòe mực ở đâu, bạn cũng cần phải lưu ý vì nếu sổ bị như thế rủi ro không thể đi công chứng cao hoặc lúc làm thủ tục sang tên sẽ gặp trục trặc.

2. Thông tin về quy hoạch

Bạn cần tìm hiểu xem ngôi nhà, thửa đất bạn định mua có đang nằm trong quy hoạch hay dự án nào không? Hoặc xem xét tiềm năng về mặt quy hoạch của đất như thế nào?. Bạn nhìn hồ sơ, giấy tờ sổ hồng, thậm chí khi đã tra cứu ở Văn phòng công chứng (VPCC) thì bạn cũng không thể biết hết được thông tin là liệu nhà đất bạn đang định mua có nằm trong quy hoạch hoặc dự án nào hay không. Người bán nhà hoặc người môi giới có thể không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực cho bạn. Thậm chí nhiều trường hợp bản thân người bán cũng không biết được nhà, đất của mình nằm trong quy hoạch nữa (do quy hoạch treo từ cách đây quá lâu chẳng hạn).

Khi nhà, đất đã nằm trong quy hoạch thì về nguyên tắc chung là bạn sẽ không được chuyển nhượng, mua bán… và vì vậy thì đương nhiên bạn cũng không thể sang tên được. Nếu như bạn không có đầy đủ thông tin thì dễ xảy ra trường hợp làm hợp đồng công chứng, trả tiền xong rồi đến lúc đi làm thủ tục sang tên mới phát hiện không sang tên được. Vì vậy để tránh trường hợp mua phải đất dính quy hoạch, bạn nên tìm kiếm một bên chuyên gia hỗ trợ bạn kiểm tra quy hoạch.

3. Thông tin về xây dựng

Một điều cơ bản bạn cần phải lưu ý khi mua nhà đất đó chính là tình trạng xây dựng. Kiểm tra xem nhà có xây dựng sai phép, trái phép không? Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh đang siết chặt quy định về xây dựng, trong trường hợp, mảnh đất hoặc ngôi nhà có xây dựng sai phép, trái phép có thể không làm thủ tục sang tên được.

Bạn cũng cần kiểm tra xem đã hoàn công chưa? Chính vì hiện nay đang siết quy định về xây dựng, nếu nhà chưa hoàn công cũng có thể không sang tên được. Theo quy đinh hiện thời, ai xin giấy phép xây dựng thì người đó mới hoàn công được. Nếu bên bán là người xin giấy phép xây dựng, thì bên mua không thể hoàn công được. 

4. Thông tin về thế chấp, tranh chấp

Đối với những cuộc tranh chấp lớn hoặc có tình huống đặc biệt, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được bằng nhiều cách khác nhau như thăm hỏi địa phương, tìm kiếm thông tin trên Internet, truyền hình, hoặc thậm chí thấy những thông tin tranh chấp đó trên cơ sở dữ liệu của văn phòng công chứng..

Nhưng những tranh chấp nhỏ, tranh chấp “ngầm” thì rất khó thấy. Chẳng hạn, tranh chấp lối đi, hàng rào, đường thoát nước…với hàng xóm, hoặc có khi chỉ là “nhìn mặt thấy ghét”. Những loại tranh chấp này sẽ hơi khó tìm hiểu, cần chịu khó hỏi thông tin từ hàng xóm xung quanh căn nhà hay thửa đất bạn định mua. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi UBND phường, xã nơi có đất thông tin về các tranh chấp này. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn nên liên lạc với một bên chuyên nghiệp để kiểm tra thông tin một cách chính xác nhất như Homebase. Homebase sẽ có một đội ngũ chuyên gia để kiểm tra và tìm hiểu vấn đề tranh chấp của miếng đất cho bạn.

Bạn cũng cần kiểm tra xem bất động sản tiềm năng có đang thuộc diện bị thế chấp hay không? Trường hợp có thì việc thế chấp này được thực hiện tại ngân hàng hay ở tổ chức nào? Nếu tài sản được thế chấp tại ngân hàng thì việc yêu cầu đặt cọc nên thực hiện ở đâu và cần phải chuẩn bị những thủ tục gì? Nếu việc thế chấp không phải cho ngân hàng mà là các tổ chức cho vay nóng, nặng lãi thì cho dù có hiệu lực hay vô hiệu thì thực tế nó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc mua và sử dụng nhà, đất sau này của bạn. Nhất là khi người bán có thể không chỉ thế chấp ở một nơi. Vậy nên bạn cũng cần lưu ý điều này.

Đọc thêm:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. Hãy điền thông tin đăng ký TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Homebase theo số (+84) 948 230 033 hoặc email: contact@gethomebase.com. Đội ngũ Homebase sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất.